Cách xem ngực và lưỡi gà chọi như thế nào?

Một chiến kê tốt không chỉ dựa vào sức khỏe dẻo dai mà còn phải dựa vào một số bộ phận như ngực và lưỡi. Vậy cách xem ngực và lưỡi gà chọi như thế nào?

Ngực gà chọi xem như thế nào?

Ngực gà có hai hình dáng khác nhau nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Có loại bằng lỳ dáng dựng đứng, còn loại kia hơi cong xuôi vào bụng. Để chọn cho mình một chiến kê tốt thì mọi người nên chọn gà có ngực dựng đứng vì như thế khi thi đấu sẽ dễ giành phần thắng hơn đối thủ.

Cách nuôi gà chọi không hề đơn giản mà ngay từ lúc nhỏ mọi người nên chú ý tới màu lông tại ngực nếu có màu ó thì nên chọn con đó. Còn ngực mang theo bầu diều ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, thì gà có “quý tướng”.

Bên cạnh đó, lúc gà chọi đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái, có mưu lược chiến thuật.

Bí kíp chọn lưỡi gà chọi

Người nuôi gà chọi không chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng mà lưỡi gà chọi cũng rất quan trọng. Nếu gặp gà không có lưỡi thì đó ắt hẳn là thần kê và được ví như “thần thánh”.

Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng nhưng mọi người nên nhớ rằng không lưỡi nhưng thật ra lưỡi có nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.

Gà chọi có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý và thường được gọi là “linh kê”. Đầu lưỡi được chẻ làm đôi nên cũng là loại gà hay lắm. Còn riêng, đầu lưỡi gà như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn thì loại gà chọi này được xem là hiếm và quý.

Ngoài những đặc điểm về lưỡi kể trên, các sư kê có thể tham khảo thêm về một số dạng lưỡi của gà chọi:

  • Hắc thiệt: gà lưỡi đen, được gọi là “linh kê”.
  • Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, được gọi là “thần kê”.
  • Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.
  • Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.
  • Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.
  • Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.

Chọn gà chọi dựa vào tướng đi đứng

Ngoài cách xem ngực và lưỡi của gà chọi, các sư kê có thể dựa vào tướng đi đứng ở gà chọi. Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con đi mỗi kiểu khác nhau: con thì đi hai chân khít nhau, con thì đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ…Vậy làm thế nào để chọn gà chọi nhờ tướng đi?

Tướng đi “Chấm muối quăng ra”:

Khi gà chọi đi, chân bước vào, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra. Gà chọi có kiểu đi này là “quý tướng”, ngón càng túm nhiều càng hay, rất tốt.

Khi bắt một con gà vào một cái lồng, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà có kiểu đi “bán nguyệt”, hai chân bước chéo qua chéo lại.

Chọn gà chọi dựa vào tướng đi đứng

Tướng đi “Đứng đòn cân”:

Lúc gà đi, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Loại gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là “xuất chúng”.

Con gà khi đi có vẻ xông xáo, lấc xấc, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa.

Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng thật ra nó có một bản tính cố định và thuộc dòng dõi “văn tướng”.

Bước đi từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm.

Messi rời sân phút 37 vì chấn thương, Inter Miami vẫn thắng đậm

Tướng đi “Đứng giọt mưa”:

Gà chọi có vai cao, ngực ưỡn ra, cổ thẳng băng và dựng cao, đuôi xuôi xuống, đứng như thế, trông rất đẹp mắt, “gà giọt mưa” mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *